Thời đại công nghệ 4.0 hiện tại, việc bán lẻ trực tuyến đang dần chiếm ưu thế về thị phần, người dùng cũng ngày càng có thói quen sử dụng nó hơn. Brick-and-Mortar được dự đoán rằng sẽ bị xóa sổ không lâu nữa trong tương lai.
Vậy thì Brick-and-Mortar là gì? Hãy cùng Công Ty Vinahi khám phá tất tần tật, những điều liên quan đến Brick-and-Mortar qua bài viết dưới đây.

Định nghĩa chính xác cho Brick-and-Mortar là gì?
Những cửa hàng bán đồ tạp hóa, cây xăng dầu, shop quần áo… chính là những Brick-and-Mortar. Brick-and-Mortar hay còn được gọi tắt là B-and-M, là một thuật ngữ chung chỉ sự hiện diện vật lý của một cửa hàng, công ty, tổ chức hay doanh nghiệp hiện diện trong cấu trúc của một tòa nhà. Brick-and-Mortar được sử dụng để chỉ một công ty sở hữu hoặc là đang cho thuê cửa hàng bán lẻ, cơ sở sản xuất hoặc các kho chứa đồ.
Cụ thể hơn thì trong thuật ngữ của các doanh nghiệp thương mại điện tử, bắt đầu xuất hiện từ những năm 2000, các doanh nghiệp Brick-and-Mortar là các công ty có sự hiện diện thực sự và cung cấp sự trải nghiệm trực tiếp cho khách hàng.
Brick-and-Mortar thường được sử dụng để phân biệt với các doanh nghiệp tạm thời hoặc chỉ hiện diện trên internet. Ví dụ như là các cửa hàng online hoàn toàn không có sự hiện diện vật lý để người mua hàng có thể để thử sản phẩm, nói chuyện trực tiếp với người bán hàng, trải nghiệm thực tế và đánh giá các sản phẩm.
Định nghĩa cho Brick-and-Mortar là gì?
Tuy nhiên, các doanh nghiệp trực tuyến như vậy thường có những cơ sở vật chất khác, chẳng hạn như là trụ sở của công ty, các văn phòng hỗ trợ hay kho xưởng để lưu trữ và phân phối sản phẩm. Từ đó, họ có thể điều hành mọi hoạt động kinh doanh. Các mối quan tâm về yếu tố mặt bằng hay khả năng về vị trí, thiết kế nội thất…
Một doanh nghiệp trực tuyến cần phải có một website hấp dẫn, được thiết kế website chỉnh chu, hệ thống thương mại điện tử phải có độ tin cậy cao, dễ thanh toán, dịch vụ giao hàng cũng như vận chuyển phải chất lượng. Đồng thời các chiến lược Marketing online cũng phải thực sự hiệu quả để thu hút lượng khách hàng truy cập vào website.
Thuật ngữ Brick-and-Mortar bắt nguồn từ đâu.
Thuật ngữ Brick-and-Mortar là gì có nguồn gốc từ đâu?
Khái niệm Brick-and-Mortar là gì đã giúp các bạn phân biệt nó với những cửa hàng hay doanh nghiệp hoạt động online. Nhưng bạn có bao giờ tự hỏi bản thân mình rằng tại sao lại có cái tên gọi Brick-and-Mortar chưa? Thuật ngữ Brick-and-Mortar đã xuất hiện từ khi nào?
Brick-and-Mortar là một thuật ngữ mang tính ẩn dụ bắt nguồn từ các vật liệu xây dựng truyền thống gắn liền với các tòa nhà vật lý. Cụ thể thì Brick có nghĩa là gạch còn Mortar có nghĩa là vữa.
Brick-and-Mortar ban đầu được sử dụng bởi tiểu thuyết gia Herman Melville người Mỹ trong cuốn sách Moby Dick. Trong đó có đề cập tới hầu hết các cửa hàng đều có sự hiện diện vật lý trước khi mà internet được ra đời. Thuật ngữ này cũng được áp dụng trong thời kỳ tiền internet dùng khi phân biệt với sự hiện diện của các doanh nghiệp bán lẻ vật lý với những người triển khai các hoạt động kinh doanh trên internet.
Lịch sử của các doanh nghiệp Brick-and-Mortar không được xác định một các chính xác. Nhưng nó đã được biết là tồn tại khá lâu, hiện hữu trong các quầy bán hàng sớm nhất ở các thị trấn, nơi có các thương nhân buôn bán đồ. Các doanh nghiệp Brick-and-Mortar vẫn thực sự có sức ảnh hưởng, mặc dù lúc này đây nhiều cửa hàng tạp hóa, quần áo cũng đã bắt đầu sử dụng hệ thống bán hàng trực tuyến.
Sự xuất hiện của những doanh nghiệp Brick-and-Mortar ngày càng ít hơn, chỉ tăng lên khi các doanh nghiệp, các nhà bán lẻ lớn phát triển. Một ví dụ điển hình cho việc này đó là McDonald, một công ty bắt đầu bằng một cửa hàng nhỏ và giờ đã có gần 36.000 cửa hàng tại hơn 120 quốc gia. Điều này cho ta thấy tầm quan trọng của việc có sự hiện diện vật lý.
Những dấu hiệu cho thấy sự lỗi thời của Brick-and-Mortar
Những dấu hiệu cho thấy sự thụt lùi với thời đại của Brick-and-Mortar là gì ?
Netflix nền tảng chiếu phim trực tuyến lớn nhất hiện nay được thành lập vào năm 1997 là một ví dụ điển hình cho việc sự phát triển của internet đã ảnh hưởng thế nào đến các doanh nghiệp Brick-and-Mortar. Sau khi Netflix và các công ty tương tự nó trở nên phổ biến thì những cửa hàng cho thuê băng đĩa DVD truyền thống đã phải đóng cửa.
Khách hàng giờ muốn xem phim chỉ cần sử dụng phát video trực tuyến mà không cần phải đến cửa hàng để thuê băng đĩa DVD nữa. Có thể nói rằng sự gia tăng nhanh chóng của nền tảng cung cấp video trực tuyến như Netflix đã khiến cho mô hình kinh doanh video và cho thuê DVD trở nên lỗi thời.
Sự gia tăng dân số, sự bận rộn của người trưởng thành, kết hợp với sự thuận tiện khi mua các sản phẩm và dịch vụ online đã làm giảm doanh số của các cửa hàng bán lẻ truyền thống. Vì người tiêu dùng hiện nay có thể truy cập thông tin về sản phẩm, dịch vụ mà không phải tốn tiền vì chi phí phát sinh. Từ đó tiết kiệm được nhiều thời gian tiền bạc và công sức. Người tiêu dùng ngày càng có cuộc sống bận rộn hơn và việc mua sắm ở Brick-and-Mortar tốn quá nhiều thời gian. Công nghệ càng phát triển thì Brick-and-Mortar lại càng trở nên lỗi thời.
Trên đây là bài viết giải thích Brick-and-Mortar là gì mà Vinahi gửi tới các bạn. Hy vọng rằng thông qua bài viết này các quý vị độc giả sẽ có thêm hiểu biết về Brick-and-Mortar.