Chiến lược kinh doanh được biết đến như một chìa khóa cho sự thành công của bất kỳ cá nhân hay doanh nghiệp nào. Việc thiết lập được một chiến lược tốt đòi hỏi bạn phải hiểu rõ về mục tiêu của mình cũng như lĩnh vực mà mình nhắm đến.
Vậy bạn đã biết cách xây dựng chiến lược kinh doanh hay chưa? Trong bài viết hôm nay, VinaHi.com sẽ giới thiệu đến các bạn mẫu xây dựng chiến lược kinh doanh cần có những gì.

Như thế nào là chiến lược kinh doanh?
Tùy vào từng doanh nghiệp khác nhau, các lĩnh vực kinh doanh khác nhau mà họ sẽ xác định phương hướng, cách thức giúp họ đạt được thành công sớm nhất. Đó được gọi là chiến lược kinh doanh. Nhìn chung, mẫu xây dựng chiến lược kinh doanh thường liên quan đến:
- Định hướng được quỹ đạo hoạt động của công ty, doanh nghiệp trong thời gian sắp tới.
- Đưa ra những dự đoán cho sự thay đổi về các công nghệ hay môi trường và điều chỉnh chiến lược phù hợp với những sự thay đổi này.
- Thông qua các các hoạt động chính trị hay gia nhập theo chiều dọc nhằm tạo nên những tác động hay làm thay đổi tính cạnh tranh.

Xây dựng chiến lược kinh doanh cần trải qua những giai đoạn nào?
Bất kỳ một chiến lược nào cũng cần phải trải qua những bước cơ bản để có thể vạch ra đúng hướng đi đúng đắn cho doanh nghiệp hay tổ chức của bạn. Dưới đây là 9 bước xây dựng chiến lược kinh doanh cơ bản qua các mẫu xây dựng chiến lược kinh doanh như :
Bước 1: Hình thành tầm nhìn đúng đắn
Khái niệm “tầm nhìn” vẫn còn là một điều gì đó khá mơ hồ đối với một số người, nhưng nói một cách dễ hiểu, đây chính là định hướng ngắn gọn về tổ chức của bạn trong tương lai. Nó bao gồm nhiều khía cạnh liên quan như mục tiêu về khách hàng, thị trường, thị phần,…
Bước 2: Thiết lập lợi thế cạnh tranh
Để có thể xây dựng nên một chiến lược kinh doanh hoàn mỹ, bạn cần hiểu rõ được điểm mạnh khi cạnh tranh trên thị trường. Một chiến lược kinh doanh tốt là một chiến lược xác định rõ được yếu tố nào khiến bạn khác biệt và trở nên thành công hơn so với các đối thủ.

Bước 3: Xác định mục tiêu
Tổ chức của bạn sẽ có thể lâm vào trạng thái mất phương hướng khi định hình sai đối tượng khách hàng, đưa ra mục tiêu quá thấp hay quá cao so với thực lực hay chọn lựa phương pháp truyền thông không phù hợp.
Một mục tiêu đúng đắn và rõ ràng là sự kết hợp hài hòa giữa tiếp cận khách hàng, truyền tải thông tin, bán hàng và marketing. Điều này sẽ giúp gia tăng doanh số, tối ưu hóa cho thị phần của bạn.
Bước 4: Đưa ra những quyết định có căn nguyên
Sẽ thật khó nếu bạn chỉ đưa ra những quyết định theo phỏng đoán của mình mà không có bất kỳ cơ sở nào. Việc đưa ra những quyết định quan trọng cần dựa trên những dữ liệu số, thông tin đã được tính toán kỹ lưỡng. Thiếu đi những nguồn thông tin chất lượng, tổ chức của bạn sẽ khó có thể đưa ra những quyết sách đúng đắn.

Bước 5: Chú trọng phát triển bền vững
Nền tảng vững chắc sẽ giúp doanh nghiệp của bạn có cơ hội vượt qua những đợt sóng khủng hoảng an toàn hơn. Chính vì thế, việc đầu tư vào các công nghệ kỹ thuật, cơ sở vật chất và con người là điều mà các tổ chức, doanh nghiệp cần quan tâm hàng đầu.
Bước 6: Cập nhật thông tin hữu ích một cách nhanh chóng
Ở bất kỳ thị trường nào cũng luôn có những sự đổi mới không ngừng. Chính vì lẽ đó, tổ chức của bạn nên được vận hành song song giữa việc xây dựng vững vàng nền tảng và liên tục cập nhật sự phát triển mới.
Việc linh hoạt trước những thay đổi xung quanh là một trong những điều cơ bản cần có trong những bản đề xuất chiến lược kinh doanh.

Bước 7: Tham khảo từ nhiều ý kiến
Sự tham vấn từ nhiều thành phần khác nhau trong tổ chức sẽ tạo nên một chiến lược kinh doanh tốt hơn. Đồng thời, ý kiến từ những chuyên gia trong từng lĩnh vực cụ thể có thể hỗ trợ doanh nghiệp của bạn đưa ra quyết định đúng đắn và phù hợp.
Bước 8: Chuẩn bị cẩn thận về mẫu xây dựng chiến lược kinh doanh
Điều quan trọng nhất trong bất kỳ quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh nào chính là sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Để đảm bảo cho sự chuẩn bị của mình là tốt nhất, bạn cần thận trọng trong việc tìm kiếm thông tin, nghiên cứu thị trường, thu thập những thông tin liên quan đến yếu tố nội tại và ngoại lực của doanh nghiệp,…

Bước 9: Những lưu ý quan trọng trong việc triển khai chiến lược
Bất kỳ một chiến lược nào cũng cần được xây dựng sát với thực tế và có thể áp dụng vào bối cảnh thực tiễn. Thế nên những vấn đề sau đây là những điều bạn cần quan tâm:
- Bạn có thể theo dõi và đo lường được hiệu quả của chiến lược hàng tháng.
- Kết quả của chiến lược cần được đo lượng bằng chỉ số định lượng, điển hình như KPI.
- Chia sẻ tầm nhìn và định hướng của doanh nghiệp thường xuyên với nhân viên để mọi người có thể nắm rõ về sứ mệnh, vai trò của họ.
- Đưa và những đánh giá định kỳ về hiệu quả chiến lược, từ đó đề xuất những hướng giải quyết hay thay đổi phù hợp.
Trên đây là những bước bạn cần nắm khi tiến hành xây dựng chiến lược kinh doanh. Trong phần tiếp theo, mình sẽ giới thiệu đến mọi người những mẫu xây dựng chiến lược kinh doanh phổ biến.

Một số mẫu xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả
Dù bạn là một doanh nghiệp lớn hay một công ty nhỏ thì cũng cần xây dựng cho mình một chiến lược đúng đắn. Dưới đây là 5 mẫu xây dựng chiến lược kinh doanh quan trọng bạn nên tham khảo:
-
Chiến lược: Cạnh tranh tạo khác biệt
Một số người mặc định rằng một chiến lược kinh doanh tốt là khiến doanh nghiệp của bạn trở nên tốt nhất trong lĩnh vực nào đó. Tuy nhiên, điều đó đôi khi lại không thể thành hiện thực.
Khi kinh doanh, việc 2 hay 3 doanh nghiệp cùng dẫn đầu đều có lợi là chuyện thường tình khi mỗi bên đều có thể mạnh vượt trội riêng. Chính vì thế, thay vì cứ cố đánh bật những đối thủ mạnh nhất, hãy tiếp cận những giá trị khác biệt để tạo nên thành công.

-
Chiến lược: Cạnh tranh vì lợi nhuận
Kinh doanh tốt không chỉ nằm ở việc bạn sở hữu thị phần lớn nhất trên thị trường hay doanh nghiệp của bạn đang phát triển với tốc độ nhanh chóng. Nó còn nằm ở khoản lợi nhuận bạn có thể tạo nên.
Thế nên, nếu chiến lược kinh doanh của bạn không đề ra được mục tiêu rõ ràng về số tiền có thể kiếm được, đừng mất thời gian và công sức hoàn thành nó!
-
Chiến lược: Nắm bắt thị trường
Mỗi thị trường ở những lĩnh vực khác nhau đều mang những đặc điểm cũng như tính cách riêng. Và điều này ảnh hưởng khá nhiều đến lợi nhuận mà bạn có thể đạt được.
Thấu hiểu được thị trường cũng như đối thủ, sẽ giúp bạn định hình được tư duy chiến lược cho tổ chức, tạo nên vị thế vững chắc hơn khi cạnh tranh để tồn tại.

-
Chiến lược: Tư duy hệ thống
Việc hình thành tư duy hệ thống như xây dựng data hay dữ liệu một cách chính xác sẽ hỗ trợ cho bạn rất lớn để đưa ra những giả định sát sao nhất cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Dự đoán thì chưa bao giờ là tuyệt đối, chính vì thế bạn cần số liệu để đưa ra những phán đoán gần nhất về khách hàng, hay xu hướng thị trường.
-
Chiến lược: Không ngại đổi mới
Mọi thứ đều đang thay đổi hằng ngày và không ngừng phát triển, do đó doanh nghiệp của bạn cần linh hoạt trong việc đổi mới. Sự nhạy bén trong việc không ngừng tìm tòi và đi đầu trong những xu hướng mới có thể tạo nên thành công cho doanh nghiệp của bạn.

Nếu không chấp nhận thay đổi, bạn chỉ đang đứng yên và dậm chân tại chỗ mà thôi! Đây là một số mẫu xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả mà bạn có thể tham khảo và đúc kết kinh nghiệm cho chính mình.
Lời kết
Trong bài viết hôm nay VinaHi.com đã mang đến cho bạn thêm những kiến thức về chiến lược kinh doanh. Hy vọng những mẫu xây dựng chiến lược kinh doanh ở trên có thể giúp đỡ một phần cho bạn, tạo nên những thành công ngoài sự mong đợi.