Trà sữa mà món thức uống được mọi người ưa chuộng và được mệnh danh là “thức uống gây nghiện”. Dọc từ Bắc vào Nam, ta có thể dễ dàng nhìn thấy những quán bán món nước uống này. Vì thế, lợi thế cạnh tranh của các quán trà sữa mới mở tương đối thấp. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể thành công. Hãy cùng VinaHi tìm hiểu mở quán trà sữa cần chuẩn bị những gì và làm cách nào để thành công nhé!
1. Mở quán trà sữa có lời hay không?
Chỉ tính trong năm 2016, riêng thị trường trà sữa đạt khoảng 282tr USD, đến năm 2022, tính trong cả thời dịch bệnh, thị trường này đã tăng đến mức đáng kể.
Số liệu càng tăng là do nhu cầu tiêu thụ trà sữa ngày càng nhiều, không những học sinh, sinh viên mà càng ngày càng có nhiều người lớn tuổi hơn (từ 30 – 40) cũng thích món nước uống này.
Bạn có thể dễ dàng thành công và kinh doanh có lời nếu áp dụng những bí kíp bên dưới.
Muốn thành công, quán trà sữa phải có bí kíp riêng
2. Mở quán trà sữa cần chuẩn bị những gì?
Để kinh doanh, không riêng gì trà sữa, việc đầu tiên bạn cần chuẩn bị là vốn. Tiếp theo, bạn cần lập bản kế hoạch kinh doanh rõ ràng và một vài bí kíp giúp bạn thành công.
2.1. Vốn mở quán kinh doanh trà sữa bao nhiêu?
Tùy theo loại hình kinh doanh, quy mô kinh doanh mà vốn để mở một quán trà sữa có thể khác nhau. Thông thường thì khoảng 10 – 100 triệu cho các loại hình khác nhau.
Số tiền vốn đó được đầu tư vào nguyên liệu làm trà sữa, máy móc, thi công quán, thuê nhân viên,…
2.2. Lập kế hoạch kinh doanh trà sữa
Khi bạn đã có vốn, bạn có thể vẽ ra được phần nào kế hoạch kinh doanh ban đầu, bạn muốn chỉ kinh doanh trà sữa hay cả những loại nước uống khác, có kinh doanh thêm đồ ăn vặt hay không,…
Sau đó, hãy đi sâu vào từng chi tiết dưới đây để kế hoạch kinh doanh của bạn được rõ ràng nhất:
2.2.1. Đối tượng khách hàng
Đối với trà sữa, đối tượng khách hàng tiềm năng thường là học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng, cặp đôi hẹn hò,… Quán trà sữa của bạn muốn “đánh” vào đối tượng nào, bạn sẽ đặt được vị trí kinh doanh phù hợp, mức giá phù hợp,…
Học sinh – sinh viên
- Địa điểm: gần các trường học, có không gian đặt thật nhiều chỗ ngồi.
- Giá: Mức giá thu hút học sinh, sinh viên là phải rẻ, trà sữa và topping phải nhiều.
Nhân viên văn phòng
- Địa điểm: nên đặt gần các công ty
- Giá: nhân viên văn phòng sẵn sàng chi trả với giá cao hơn, nhưng chất lượng phải tốt.
Cặp đôi hẹn hò
- Địa điểm: nơi có mặt bằng đẹp, thoáng, vị trí đắt địa, có nhiều không gian đặt nhiều bàn ghế.
- Giá: do là nơi hẹn hò nên cặp đôi thường không quan tâm đến giá cả.
Quán trà sữa đa phần sẽ thu hút học sinh, sinh viên cũng như nhân viên văn phòng
2.2.2. Hình thức kinh doanh
Có 2 loại hình thức kinh doanh thường gặp:
– Xây dựng quán có thương hiệu riêng: tùy vào quy mô kinh doanh mà bạn có thể xác định được những bước tiếp theo, thoải mái trong vấn đề vốn hơn.
Quy mô nhỏ: Bạn có thể bán online trước hoặc mượn mặt bằng trước nhà để bán Take Away. Mô hình thu nhỏ sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí, vốn đầu tư ban đầu thấp, khoảng 10 – 20 triệu.
Nếu không có nhiều vốn, bạn có thể mở đầu với quy mô nhỏ
Quy mô lớn: Bạn tự mở quán trà sữa có mặt bằng, có chỗ ngồi lại, quán thiết kế đẹp, tiền vốn có thể lên đến 100 – 200 triệu.
– Mua nhượng quyền thương hiệu: một số quán có nhu cầu nhượng quyền thương hiệu như trà sữa Gongcha, trà sữa KOI, trà sữa ToCoToCo, trà sữa trân châu đường đen The Alley, trà sữa Bobapop, trà sữa Royaltea,…
Với hình thức kinh doanh này, bạn không cần bỏ chi phí xây dựng thương hiệu, không cần lo đến việc tìm nguồn nguyên liệu, máy móc.
Tuy nhiên, bạn phải đầu tư nhiều tiền để tuân thủ đúng thiết kế chung của thương hiệu, tiền thuê mặt bằng, đáp ứng được yêu cầu khắt khe về chất lượng trà sữa.
Ding Tea – một trong những thương hiệu trà sữa nhượng quyền
2.2.3. Máy móc, nguyên vật liệu
Những máy móc cần thiết:
- Máy dập nắp: Có 2 loại máy dập nắp tự động và máy dập nắp thủ công với giá khoảng 8-12 triệu đồng.
- Bình ủ trà: Dùng để ủ trà chi phí khoảng 1 triệu đồng cho bình 12 lít.
- Máy làm lạnh/ tủ làm lạnh: Để làm lạnh trà sữa.
Nguyên liệu chính để làm trà sữa:
- Trà: Trà (hồng trà, lục trà, trà đen)
- Sữa: Sữa tươi, sữa đặc, bột sữa béo
- Siro, bột hương vị (dành cho nhiều vị trà sữa khác)
- Topping: trân châu trắng/ đen, thạch (nhiều vị), pudding (nhiều vị), các loại hạt,…
Tổng chi phí cho nguyên liệu rơi vào khoảng 3 triệu.
Nếu bạn muốn bán thêm đồ ăn vặt như bánh tráng trộn, cá viên chiên,… thì hãy tính luôn vào số liệu chi tiêu nhé
2.2.4. Địa điểm kinh doanh
Nếu đã có sẵn mặt bằng, bạn nên tận dụng để bớt phần nào chi phí bởi giá thuê mặt bằng kinh doanh khá đắt đỏ. Nếu chưa có, bạn cần lưu ý chọn mặt bằng ở gần trường học, các địa điểm vui chơi, những nơi đông dân cư.
Ở gần trường học sẽ thu hút được nhiều học sinh hơn
2.2.5. Thiết kế và thi công
Hiện nay có rất nhiều mẫu thiết kế có sẵn trên web, bạn có thể tham khảo để chọn ra style phù hợp với tiêu chí của mình. Khi đã có mẫu ưng ý, bạn mới có thể tiến hành thi công.
Thi công là một trong những bước quan trọng, bạn cần chọn đơn vị có uy tín để không phải “tiền mất tật mang”. Hiện nay, giá thi công khoảng 250.000 – 300.000 đồng/ m2. Bạn nên theo dõi sát sao để tránh thất thoát nguyên vật liệu xây dựng.
2.2.6. Nhân sự quán trà sữa
Với quán trà sữa có mô hình nhỏ, bạn không cần phải thuê nhân viên mà tận dụng nguồn nhân lực kề cạnh (gia đình). Với những quán có quy mô lớn, bạn nên thuê nhân viên để vận hành tốt hơn.
Vào những tháng đầu chưa có khách nhiều, bạn nên thuê ít nhân viên (khoảng 2 – 3 bạn) và tự mình quản lý. Giá thuê tính theo giờ (trung bình khoảng 15 – 20 nghìn/ giờ).
2.2.7. Quản lý quán trà sữa
Bạn nên tự quán lý quán trong thời gian đầu, bạn có thể tự làm sổ sách chi tiêu bằng excel hoặc chuyên nghiệp hơn và những phần mềm quản lý.
Việc quản lý chi tiêu vào – ra rõ ràng tránh cho bạn những rắc rối sau này.
2.2.8. Lập kế hoạch marketing cho quán
Khi đã hoàn tất khâu chuẩn bị, vận hành, bạn cần lên kế hoạch và thực thi chiến lược marketing cho bán của mình.
Cụ thể, bạn cần có chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng, tự lập fanpage để thường xuyên đưa hình ảnh của những món nước uống, có minigame để tăng tương tác giữa quán với khách hàng,…
Ngoài ra, bạn có thể liên kết với những trang review ăn uống như Foody, những group review quán ăn ngon trên Facebook,… để có nhiều người biết đến quán hơn.
2.3. Bíp kíp kinh doanh trà sữa thành công
2.3.1. Có công thức pha chế ngon
Trà sữa nào cũng giống trà sữa nào? Đấy là quan niệm hoàn toàn sai lầm, ở một số quán vỉa hè, không phải thương hiệu lớn nhưng lại thu hút được nhiều người mua.
Tất cả là nhờ có công thức pha chế ngon, ấn tượng. Dưới đây là công thức làm trà sữa nướng thơm ngon, béo ngậy:
Nguyên liệu làm trà sữa nướng:
- Trà oolong: 100gr (không nên dùng trà túi lọc bởi sẽ không thơm bằng).
- Sữa bột Indo: 100gr.
- Đường nâu: 100gr.
- Sữa béo: 15ml.
- Dụng cụ: Shaker, nồi nấu trà sữa, nồi nấu thạch muỗng khuấy, ly thủy tinh, túi vải mỏng…
Cách làm trà sữa nướng:
- Cho trà oolong vào túi vải mỏng, rửa qua nước đã đun sôi, nhúng khoảng 2 – 3 lần cho trôi hết tạp chất.
- Rót nước sôi (90 độ) vào nồi nấu trà sữa, ngâm túi trà khoảng 10 – 15 phút (hãm trà)
- Hòa tan trước 100gr đường nâu vào 1 lít nước lạnh trước, sau đó cho lên bếp ở lửa vừa đun sôi hỗn hợp này vừa chín tới thì tắt bếp.
- Chia 500ml nước đường để làm trân châu, 500ml còn lại làm xốt pha trà sữa.
- Xốt được đun tiếp trong thời gian khoảng 6 – 7 phút, từ 700W đến 2000W, sao cho cô đặc lại thành caramel và có mùi như “nướng”.
- Trân châu nấu sẵn khuấy chung với 500ml đường nâu đã nấu ban đầu, đảo liên tục, để nguội.
- Sau khi trà đã hãm xong, bạn bỏ xác trà lấy nước cốt trà, hòa tan cùng bột sữa, sữa béo, xốt caramel, khuấy đều cho tan hết.
- Đậy kín nồi trà sữa, cho vào tủ lạnh, khoảng 3 – 4 tiếng là có thể dùng được.
- Để có 1 ly trà sữa nướng hoàn chỉnh, bạn rót 30ml syrup Caramel, 200ml trà sữa, đá viên và lắc đều hỗn hợp.
- Cho trân châu vào trong cốc sẵn và đổ trà sữa vào.
Trà sữa nướng có vị ngọt nhẹ, béo, hương thơm từ caramel ngọt ngào, chắc chắn sẽ làm khách hàng của bạn hài lòng.
Trà sữa nướng thơm ngon
Ngoài món này, bạn có thể tham khảo thêm những công thức trà sữa khác và thực hành nhiều lần, uống thử nhiều lần để cân chỉnh được công thức chung nhé.
2.3.2. Có sự khác biệt
Tạo điểm nhấn nổi bật để khách hàng nhớ đến thương hiệu của bạn là điều mà bạn nên làm.
Điểm nhấn có thể đến từ thiết kế đặc biệt của quán, đến từ món “tủ” của quán hoặc kiểu trang trí ly ấn tượng của quán.
Bạn có thể lướt web để biết thêm về những điểm đặc trưng của các quán khác, từ đó có ý tưởng cho quán của mình.
2.3.3. Liên kết với đơn bị giao món
Việc đầu tư vào các đơn vị giao món như Grab, Baemin, Shopee Food,.. vô cùng tiện lợi và hiệu quả. Doanh thu của cửa hàng cũng vì thế mà tăng lên đáng kể.
Khi hợp tác với những đơn vị giao đồ ăn này, bạn còn được hưởng những ưu đãi hấp dẫn. Nhờ có họ mà hình ảnh của quán cũng được PR rộng rãi hơn, nhiều người biết đến hơn.
Ở những app giao hàng này, bạn còn có thể tiếp thu thêm nhiều nhận xét của khách hàng về quán, món nào ngon, món nào cần được cải tiến để bạn có thể chỉnh sửa công thức.
Liên kết với các bên đơn vị giao hàng sẽ giúp bạn có nhiều đơn hàng hơn
2.3.4. Đẩy mạnh marketing
Những hội nhóm chuyên review về ẩm thực trên Facebook đa phần là những bạn trẻ có sở thích khám phá những quán ăn từ bình dân đến sang trọng, những đánh giá trên đó thường đánh giá khách quan.
Nhờ có họ, quán của bạn có thể nhận được nhiều bình luận tích cực, được nhiều người biết đến, tò mò đến muốn đến để trải nghiệm.
Ở mỗi tỉnh thành sẽ có nhóm review khác nhau, bạn nên hoạt động tốt ở những nhóm này và tự seeding cho mình một cách khéo léo để thu hút khách hàng nhé.
Địa điểm ăn uống – Một trong những group thu hút được nhiều lượt người tham gia nhất
Bên cạnh việc giới thiệu trên Facebook, nhóm review ẩm thực, bạn còn có thể quảng bá được trên những nền tảng khác như: báo mạng, tờ rơi, những trang đánh giá trên website,…
Nếu chịu chi tiền càng nhiều vào việc quảng cáo, bạn có thể nhận được về nhiều hơn, không chỉ về doanh thu mà còn về cả lời mời hợp tác, nhượng quyền nữa đấy.
Phía trên là những chia sẻ của VinaHi về việc mở quán trà sữa cần chuẩn bị những gì. Hy vọng bạn sẽ tổng hợp những thông tin cần thiết cho bản thân và thành công trong việc kinh doanh quán trà sữa của mình nhé.
VinaHi luôn tự tin là một công ty chuyên thiết kế web bán hàng chuẩn SEO giá rẻ và uy tín tại TP HCM, quý khách hàng có thể tham khảo Kho giao diện mẫu website bán hàng của chúng tôi, hoặc liên hệ trực tiếp 0786 62 0786 để được tư vấn cụ thể!
- Trụ sở: 676/26 Võ Văn Kiệt, Phường 1, Quận 5, Hồ Chí Minh
- Văn phòng: 842/1/114 Nguyễn Kiệm, P.3, Q.Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh
- Chi nhánh Quận 12: 168/28/2 Tân Chánh Hiệp 35, P. Tân Chánh Hiệp, Quận 12, Hồ Chí Minh
- Chi nhánh Tân Bình: 41 Ba Vân, Phường 14, Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
- CN Quảng Ngãi: 13 Cao Bá Quát, Nghĩa Chánh Nam, QuảngNgãi
- Điện thoại: 0786 62 0786
- Email: hi@vinahi.com