Tốc độ website là một trong những yếu tố mà người dùng quan trọng nhất khi trải nghiệm tại mỗi trang web nào đó. Nếu độ load page tốn thời gian trên 3s thì đã bị coi là chậm và bạn cần tìm hiểu ngay nguyên nhân xảy ra tình trạng này. Vậy làm sao để kiểm tra tốc độ website cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến nó là gì? Hãy cùng cúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Những yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ website
Việc trang web có tốc độ load chậm có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc hiểu rõ những yếu tố tác động đến điều này sẽ giúp chúng ta khắc phục một cách dễ dàng và nhanh chóng.
Vị trí của máy chủ
Vị trí của máy chủ là một yếu tố vô cùng quan trọng tác động đến tốc độ của website. Khi chúng ta quyết định thuê một hosing ở nước ngoài khiến tốc độ tải dữ liệu lên web mất khá nhiều thời gian. Vì vậy, những hosting này tuy dịch vụ tốt nhưng thường chất lượng đem lại không cao.

Tuy nhiên, việc hosting ở xa truyền dữ liệu còn phụ thuộc rất nhiều vào đường truyền internet. Yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến việc load website và chất lượng tối ưu của mỗi công ty. Một vấn đề nữa liên quan đến máy chủ chính là version của php (wordpress).
Theme của website nặng
Một trang web có giao diện lồng lộn, bắt mắt, nhiều tính năng có thể gây ấn tượng tốt cho khách hàng nhưng bù lại chúng khá nặng. Bởi để có được giao diện như thế, người lập trình cần nhồi nhét và HTML một lượng lớn các file có thể kể đến như CSS, JS, hình ảnh,…
Điều này dẫn tới kích thước page size tăng lên đáng kể và repuest tới máy chủ cũng vì thế mà tăng lên. Tất cả những điều đó làm cho website nặng nề và tốc độ web không đạt được lý tưởng.
Plugin hỗ trợ tốc độ website
Plugin là những công cụ hỗ trợ rất lớn trong việc xử lý các vấn đề mà trang web gặp phải. Tuy nhiên, có rất nhiều người lạm dụng điều này là sử dụng quá nhiều plugin không cần thiết với website của mình.

Điều này không những không có lợi mà ngược lại còn khiến CPU ở server phải xử lý quá nhiều việc, data base trở nên cồng kềnh. Và đây trở thành một trong những nguyên nhân khiến cho tốc độ website đi xuống đáng kể.
Các liên kết bên ngoài
Những kiểu widget mà chúng ta sử dụng như facebook, google maps, google plus, google adsence,…sẽ khiến cho tốc độ của website trở nên chậm chạm. Bởi vì khi sử dụng chúng, các loại file, js, css ở bên ngoài sẽ được load về một cách đồng loạt.
Data đệm
Dữ liệu đệm hay còn gọi là cache chính là một trong những cách hiệu quả để tăng tốc độ website. Chúng ta cần quan tâm 2 điều khi tiến hành cache dữ lieu chính là cache trên server và cache trên trình duyệt.
Cache về cơ bản sẽ giúp cho trang web có thể load nhanh hơn do các file tỉnh như Js, Css, hình ảnh,…đã được chuyển tới lưu ở bộ nhớ đêm. Cũng từ đó, CPU của host được giảm bớt lưu lượng truy vấn không cần thiết.
Hình ảnh tối ưu
Những bức ảnh chưa được tối ưu với màu sắc và độ phân giải cao sẽ có kích thước khá lớn. Mỗi bài viết sử dụng một tấm ảnh và nếu nó chưa được tối ưu sẽ chiếm dung lượng lên đến 4-6 MB và điều này khiến cho page bị chậm hơn bình thường.
Những cách kiếm tra tốc độ website
Đây là những cách có nhiều người sử dụng nhất và nhận được nhiều phản hồi vô cùng tích cực trong việc kiểm tra tốc độ website.
Kiểm tra thủ công
Cách đầu tiên mà nhiều người sử dụng nhất chính là thử kiểm tra tốc bộ website bằng các thao tác thủ công trên máy tính của mình. Hãy thoát tài khoản hoặc sử dụng một trì duyệt khác sau đó xóa hết cache, cookie rồi ấn F12 hoặc click chuột phải chọn F12.

Khi đó hãy tải lại website, bạn sẽ thấy bảng thống kê thứ tự các phần được tải trước đó và số lần yêu cầu truy cập, tổng thời gian cho việc tải. Nếu tải lại lần thứ hai mà thời gian diễn ra nhanh hơn là do các dữ liệu tĩnh trên website đã được chuyển sang lưu vào bộ nhớ đệm.
Các kiểm tra này là chính xác và khách quan nhát dựa trên tốc độ internet của bạn. Những người kiểm tra trên cùng một quốc gia sẽ gần như nhận lại các kết quả như nhau.
Những dịch vụ kiểm tra tốc độ website tin cậy nhất hiện nay
Ngoài cách kiểm tra thủ công, chúng ta có thể tin tưởng sử dụng nhiều công cụ khác để check tốc độ website của mình. Thông thường người ta không dùng một dịch vụ cố định nào cả mà sẽ luân phiên nhiều công cụ.
Điều này có lẽ là vì mỗi một dịch vụ được cung caaos lại chó những đặc tính phân tích khác nhau nhằm đánh giá website một cách toàn diện nhất. Hãy tham khảo danh sách những dịch vụ kiểm tra tốc độ website đáng tin tưởng sau:
- LoadImpact
- GTMetrix
- PingDoom Tool
- Blitz
- WebPageTest
- Dotcom Monitor
Ngoài Blitz có thu phí người dùng ra thì tất cả những dịch vụ còn lại đều giúp kiểm tra tốc độ website một cách free. Mọi người có thể tận dụng để kiểm tra và khắc phục những vấn đề về tốc độ, khắc phục để tăng trải nghiệm cho người dùng.
Xem thêm: