Theo bạn, với mỗi thương hiệu thì điều gì là quý giá và đáng trân trọng nhất? Rất nhiều khảo sát và chiến dịch đã được mở ra để nghiên cứu điều này, và kết luận được đưa ra chính là niềm tin thương hiệu – brand trust. Tuy nhiên, không phải bộ phận truyền thông của doanh nghiệp nào cũng hiểu và nắm rõ cách để lấy được niềm tin nơi khách hàng của mình. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Brand trust – niềm tin thương hiệu là gì?
Đây là một thuật ngữ trong lĩnh vực marketing và được định nghĩa chính xác là khái niệm để chỉ quan điểm và kỳ vọng của khách hàng về những sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đang tạo ra.
Mở rộng hơn nữa, niềm tin thương hiệu thể hiện được sự tin tưởng của khách hàng đối với doanh nghiệp như: chất lượng sản phẩm, trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội, giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp cam kết sẽ đóng góp cho cộng đồng.

Một logo, slogan ý nghĩa hoặc chiến dịch truyền thông quy mô lớn và bao bì hút mắt người dùng liệu có còn ý nghĩa không khi mà niềm tin của khách hàng đối với những phát ngôn của doanh nghiệp là không có?
Vì thế, brand trust có lẽ là một trong những tài sản vô hình có giá trị nhất đối với việc xây dựng bất kỳ thương hiệu của doanh nghiệp nào trên thế giới. Muốn sản phẩm và dịch vụ của mình ngày càng phát triển và đến tay người tiêu dùng, trước tiên hãy lấy được lòng tin của những vị khách đầu tiên.
Tầm quan trọng của niềm tin thương hiệu
Trên thực tế, tầm quan trọng của niềm tin thương hiệu đối với mỗi doanh nghiệp là lớn hơn rất nhiều so với những gì chúng ta tưởng tượng. Một khi lạc mất brand trust, việc xây dựng lại sẽ khó hơn 1000 lần so với xây dựng ban đầu.
Ảnh hưởng tới hành vi mua hàng
Theo khảo sát của các chuyên gia Marketing trên thế giới, có tới 57% khách hàng tại Anh và 69% khách hàng tại Canada cho rằng lòng tin của chính là yếu tố quyết định lớn nhất khiến họ quyết định chi tiền để mua sản phẩm.

Trên thị trường hiện nay, khách hàng khi muốn tìm hiểu để mua một món hàng nào đó thì gần như lạc vào mê cung ma trận vô vàn những thương hiệu khác nhau và họ phải đưa ra quyết định. Mỗi người bắt buộc phải trả lời những câu hỏi như: Dùng cái gì? Của hãng nào? Hãng nào tốt?
Hầu như những người đó đều dùng cảm tính để đưa ra quyết định mua hàng của mình. Vì thế, khi đã tạo được brand trust rồi thì việc khiến khách hàng lựa chọn sản phẩm của mình là điều không còn khó khăn.
Mọi người càng ngày càng quan tâm tới cộng đồng
Khi xã hội ngày càng phát triển, con người bỏ qua mục tiêu “ăn no mặc ấm” để hướng tới mục tiêu “ăn sung mặc sướng”. Lúc này, tất cả mọi người bắt đầu quan tâm tới nhiều vấn đề to lớn và lâu dài hơn nhu cầu đời thường.
Một trong những điều lớn nhất cần quan tâm chính là cộng đồng và môi trường chúng ta đang sinh sống. Ví dụ gần đây, mọi người đang đổ dồn sự quan tâm của mình về tình trạng ô nhiễm không khí ở hai thành phố lớn trong nước ta là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.

Nếu nguyên nhân này xuất phát từ một nhà máy sản xuất của công ty A nào đó thì dù sản phẩm mà họ đang phân phối có giá thành rẻ và chất lượng cao đến đâu thì cũng dễ dàng bị cộng đồng người mua hàng tẩy chay nhanh chóng.
Các tác động của việc sản xuất sản phẩm tới môi trường là một trong những vấn đề lớn mà doanh nghiệp lần lưu ý khi xây dựng thương hiệu. Và hơn thế nữa, làm đúng như những gì đã cam kết sẽ giúp họ giữ vững niềm tin khách hàng.
6 bước để xây dựng niềm tin thương hiệu
Mỗi thương hiệu sẽ có kế hoạch riêng để xây dựng và củng cố thương hiệu của mình theo cách riêng. Tuy nhiên, quy trình 6 bước dưới đây sẽ giúp bạn biết được cách cơ bản nhất để làm điều này.
Bước 1: Xác định mục tiêu và đo lường chúng: tìm cách để biết những gì khách hàng đánh giá về mình, thu thập review của khách hàng từ nhiều nguồn khác nhau.
Bước 2: Lựa chọn đại diện phù hợp cho doanh nghiệp: người này sẽ đóng vai trò mật thiết để khách hàng đặt niềm tin vào thương hiệu của mình. Kể cả trong tình huống khủng hoảng, họ cũng sẽ đóng vai trò trấn an người tiêu dùng.
Bước 3: Truyền tải trung thực thông điệp của doanh nghiệp: Sự trung thực luôn là yếu tố tiên quyết nhất trong quá trình gây dựng niềm tin
Bước 4: Tạo dựng trải nghiệm tốt cho khách hàng: Điều này giúp xây dựng mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người mua hàng, trải nghiệm khi sử dụng sản phẩm là một yếu tố quan trọng để quyết định hành vi mua hàng sau này.
Bước 5: Tập trung và quan hệ khách hàng hơn là chuyển đổi: đôi khi việc duy trì mối quan hệ ở mức vừa phải sẽ quan trọng hơn là đẩy nó lên một mức độ cao hơn
Bước 6: Đưa ra những lý lẽ thuyết phục người tiêu dùng: bước này cần có bằng chứng, cơ sở khoa học khách quan hoặc một nghiên cứu độc lập từ bên thứ 3 uy tín.
Trên đây là tất cả những kiến thức cơ bản nhất liên quan đến brand trust – niềm tin thương hiệu mà chúng ta cần nắm rõ. Hãy hiểu và vận dụng một cách linh hoạt để ngày càng phát triển hơn cho doanh nghiệp của mình.
Xem thêm: