SSL và tầm quan trọng của một website an toàn

SSL là gì, và tại sao chứng chỉ bảo mật lại được những người làm SEO, quản trị website quan tâm đến? Chắc hẳn là bạn đã không ít lần nghe nhắc đến cụm này trên các website rồi nhưng lại không rõ nó là gì. Nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về chứng chỉ bảo mật cũng như lợi ích mà SSL mang lại.

SSL là gì?

SSL là chữ viết tắt của Secure Sockets Layer (Lớp socket bảo mật). Một công nghệ tiêu chuẩn cho phép thiết lập kết nối  giúp mã hóa liên lạc giữa website và trình duyệt.

Kết nối này đảm bảo dữ liệu sẽ được truyền giữa host và client được duy trì riêng tư. Và chứng chỉ bảo mật đã được sử dụng ở nhiều trang web để đảm bảo sự an toàn cho các giao dịch trực tuyến của họ với khách.

SSL là gì?
SSL là gì?

Chứng thư số SSL cài trên website của doanh nghiệp cho phép các khách hàng khi truy cập có thể xác minh được tính xác thực và độ tin cậy của website.

SSL làm việc như thế nào?

Chứng chỉ bảo mật hoạt động bằng cách tích hợp key mã hóa vào thông tin định danh công ty. Và sẽ đảm bảo mã hóa thông tin và dữ liệu của website và khách để không bị ảnh hưởng hoặc chỉnh sửa bởi bên thứ ba.

Kết nối mã hóa an toàn
Kết nối mã hóa an toàn

SSL hoạt động bằng cách sử dụng public và private key, đồng thời các khóa duy nhất của mỗi phiên giao dịch.

Như vậy thì mỗi khách hàng khi truy cập có thể xác minh bằng cách điền vào thanh địa chỉ SSL thông tin web brower hoặc có thể sẽ chuyển hướng tới trang web được bảo mật, trình duyệt và web server đã thiết lập kết nối.

Lợi ích khi sử dụng SSL

SSL thực sự rất cần thiết để bảo vệ trang web của bạn và nó cung cấp sự riêng tư, bảo mật tuyệt đối cho dữ liệu người dùng truy cập cùng với trang web.

Chứng chỉ bảo mật mã hóa thông tin nhạy cảm: Chứng chỉ bảo mật giữ cho thông tin nhạy cảm được mã hóa khi gửi qua internet và chỉ có người nhận được chỉ định mới có thể hiểu được.

Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho việc sử dụng chứng chỉ bảo mật ngày càng rộng rãi, khi chưa sử dụng chứng chỉ bảo mật thì mọi thông tin của bạn sẽ đọc được bởi tất cả mọi người. nhưng với hi sử dụng SSL thì thông tin chỉ có máy chủ mà thông tin đang được gửi đến mới có thể đọc được.

Tính xác thực: Ngoài việc mã hóa thông tin thì chứng chỉ bảo mật cũng cung cấp sự xác thực, có nghĩa là khi bạn hoàn toàn có thể khẳng định rằng mình không gửi thông tin đến một kẻ mạo danh nào đó muốn đánh cắp thông tin của bạn.

Chứng chỉ bảo mật cung cấp sự tin cây: Tín hiệu để nhận biết rằng kết nối của mình đang truy cập được đảm bảo, đó là biểu tượng khóa hoặc là một thanh màu xanh lá cây.

Nhờ vào tín hiệu này mà người dùng truy cập có thể an tâm và tin tưởng trang web hơn và sẽ truy cập lâu dài.

Sử dụng SSL để tạo độ tin tưởng của khách truy cập
Sử dụng SSL để tạo độ tin tưởng của khách truy cập

Ngoài ra thì cũng còn một số lợi ích khác như

  • Bảo mật các ứng dụng ảo hóa, các ứng dụng điện toán đám mây
  • Bảo mật dịch vụ FTP
  • Bảo mật truy cập control panel
  • Bảo mật các dịch vụ truyền dữ liệu trong mạng nội bộ, file sharing, extranet.
  • Bảo mật VPN Access Servers, …

Phân loại chứng chỉ bảo mật

Có những thuật ngữ chứng chỉ bảo mật sau thường gặp:

DV-SSL: chứng thư số SSL chứng thực cho Domain Name –website.

OV-SSL: chứng chỉ bảo mật chứng thực cho website và xác thực doanh nghiệp đang sở hữu website đó

EV-SSL: website đang sử dụng SSL có độ bảo mật cao nhất và được rà soát pháp lý kỹ càng.

Wildcard SSL: các website có thể tạo ra các trang e-store dành cho các chủ cửa hàng trực tuyến, và mỗi e-store như vậy sẽ là một sub domains.

SANs SSL: chứng chỉ bảo mật tiêu chuẩn chỉ bảo mật cho một tên miền duy nhất. SANs có tính bảo mật cao hơn Wildcard SSL và có thể tích hợp mọi loại chứng chỉ bảo mật của GlobalSign gồm có: DV SSL, OV SSL và EV SSL.

Tầm quan trọng của SSL đối với website

Có 3 lí do mà một website không thể bỏ qua chứng chỉ bảo mật. Khi bạn cần chứng thực: Bởi vì bất kì một server nào cũng có thể giả dạng là server của bạn để hòng đánh cắp thông tin.

Khi website có chứng chỉ bảo mật sẽ cho phép bạn xác thực danh tính của server để người dùng truy cập biết đúng là họ đang giao tiếp với người mà họ muốn.

Tăng độ tin cậy: Khi bạn muốn truyền đưa một thông tin quan trọng cho người dùng và người dùng đó phải biết rằng thông tin khi gửi tới sẽ phải được bảo mật thì họ mới có thể tin bạn.

Việc có chứng chỉ bảo mật bạn sẽ tạo độ tin cậy cho bản thân để người dùng truy cập đó có thể tin tưởng.

Tuân thủ đúng chuẩn của ngành: Hiện nay với các ngành như tài chính thì bạn sẽ bắt buộc phải áp dụng một số chuẩn bảo mật.

Do đó mà khi thực hiện bất kỳ giao dịch nào liên quan, bạn phải tuân thủ đúng các chuẩn bảo mật yêu cầu.

Có thể rằng chi phí của mã hóa là vấn đề ngược lại so với những ưu điểm và tầm quan trọng. Giá thành giảm đi rất nhiều, nhưng SSL lại rất thích hợp để sử dụng và thiết lập để bảo vệ khách hàng, website, dữ liệu cũng như việc cung cấp và duy trì độ tin cậy. Vậy lý do gì mà bạn không thiết lập SSL cho website của mình.

Xem thêm: