Tác hại của DoS là gì? Cách ngăn chặn DOS tấn công đơn giản nhất

Tấn công của DoS gây ra những thiệt hại về tài sản, vốn là khắc tinh của những trang mạng xã hội đến website chính phủ. Bài viết này của Vinahi sẽ giúp bạn tháo gỡ những khúc mắc liên quan đến “Tác hại của DoS là gì?” và cách khắc phục.

DoS/DDoS và tác hại của DoS là gì?
DoS/DDoS và tác hại của DoS là gì?

Tác hại của DoS là gì? 

Trong hoạt động của các máy chủ, việc lợi dụng từ chối dịch vụ DDoS để tấn công rất phổ biến. Hacker thực hiện thao tác này nhằm ngăn cản những khả năng truy cập có thể xảy ra. Từ đó khiến cho người sử dụng không thể truy cập vào trang web của công ty, doanh nghiệp hay tổ chức. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này rất đa dạng có thể do mạng Internet của bạn hoặc do server truyền tải của website bạn đang truy cập bị mất kết nối. Tóm lại, kết quả đem lại chính là máy chủ mất khả năng đáp ứng yêu cầu dịch vụ từ cá máy trạm. 

Những cuộc tấn công dịch vụ DDoS gây ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của máy tính lẫn mạng nội bộ. Trước hết, nó làm ngừng mọi hoạt động liên quan đến cập nhập và phân tích dữ liệu khi được yêu cầu. Các hacker sẽ có thể chiếm dụng một lượng lớn tài nguyên để tiến hành đưa thông tin và phát tán chúng thành rác. 

tác hại của dos là gì?

Tác hại của dos là gì khi đây là một dạng tấn công từ chối dịch vụ

Các hacker sẽ sử dụng máy tính của chúng ta như một công cụ thông qua những truy cập trái phép. Điểm yếu từ những lỗ hổng bảo mật trên máy tính chính là cơ hội để hacker chiếm quyền kiểm soát máy tính của bạn. Lợi dụng điều đó, hacker sẽ truyền tải thư rác đến máy tính. Hoặc nguy hiểm hơn, các dữ liệu quan trọng trong máy tính của bạn sẽ bị truy cập và lấy mất. 

Những dạng tấn công DoS

Tấn công từ chối dịch vụ phản xạ nhiều vùng của DRDoS

Kiểu tấn công này được đánh giá là mới và mạnh nhất trong các kiểu tấn công DoS hiện nay. Máy chủ sẽ không thể được kết nối trong quá trình chúng bị tấn công bởi DRDoS. Mọi dịch vụ chạy trên nền TCP/IP sẽ bị vô hiệu hóa hoàn toàn và không có khả năng phản hồi yêu cầu. Có thể hiểu đơn giản DRDoS là sự kết hợp giữa DoS và DDoS. Nó có khả năng tấn công SYN, áp dụng với máy tính đơn. Đồng thời thực hiện được thao tác chiếm dụng băng thông tương tự DDoS trong sự kết hợp của nhiều máy tính. 

Tấn công từ chối dịch vụ phân tán của DDoS

Mục tiêu chủ yếu của những cuộc tấn công này là chiếm dụng băng thông. Sau đó, mạch hệ thống sẽ bị gây nghẽn và ngưng hoạt động cả hệ thống. Các máy tính trung gian sẽ bị chiếm dụng và điều khiển bởi kẻ tấn công. Đồng loạt các tập tin lớn sẽ được gửi đến với số lượng lớn. Thao tác này nhằm chiếm dụng tài nguyên, dẫn đến làm tràn ngập đường truyền. Những hành động này đều nhắm thẳng vào mục tiêu đã xác định trước đó. 

Tấn công từ chối dịch vụ cổ điển của DoS

Những kiểu tấn công sử dụng hình thức này là SYN Attack, Smurf Attack,Tear Drop,… Kiểu tấn công này được áp dụng bởi các hệ thống máy chủ băng thông yếu, khả năng bảo mật không đảm bảo. Ngoài ra, đường truyền tốc độ vừa phải của tin tặc cũng có khả năng thành công với cách thức tấn công này. 

Cách tấn công DoS chia thành 3 dạng
Có 3 dạng tấn công Dos chính

3 Cách chặn DDoS tấn công website hiệu quả

Trên thực tế, muốn ngăn chặn hacker tấn công DDoS hoàn toàn là không thể. Tuy nhiên, thay vì buông xuôi thì bạn có thể tìm hiểu những cách dưới đây. Chúng có hiệu quả giúp bạn giảm thiểu khả năng trở thành nạn nhân của tin tặc. 

Cách 1: Chống iframe

Quá trình tin tặc thực hiện tấn công DDoS diễn ra như sau:

  • Chọn một website có lượng truy cập lớn rồi chèn iframe
  • Chạy lệnh refresh nhiều lần

  • Các bước trên có thể thay đổi bằng cách viết sẵn 1 tập tin flash sau đó đặt lên website. Người dùng khi truy cập sẽ dễ dàng trở thành người tấn công website kia.

Để chống lại thủ đoạn này, bạn có thể chèn 1 đoạn mã Javascript. Đoạn mã này sẽ chống chèn iframe từ các website khác đến website của bạn, giúp truy cập trở nên an toàn. 

tác hại của dos là gì?

Ngăn chặn DDoS hiệu quả

Cách 2: Giới hạn số lượng request kết nối đến website tại một thời điểm

Đây là cách giới hạn số lượng kết nối truy vấn tin tại cùng một thời điểm. Nếu lượng truy cập vượt quá con số cho phép thì khách sẽ được thông báo trang web bị quá tải. Để đề phòng trang web được bảo vệ trước những đợt tấn công quy mô lớn, bạn nên: 

  • Tối ưu hóa website bằng cách xây dựng bộ nhớ đệm
  • Lựa chọn nhà cung cấp hosting lưu trữ tốt, có khả năng đối phó hiệu quả tấn công của hacker

Cách 3: Chống Request lại  trang web có ác ý

Kiểu tấn công sử dụng phím F5 liên tục có thể được khắc phục bởi tập tin “.htaccess”. Tiếp theo bạn phải upload 2 tập tin này lên thư mục gốc của website. Nhờ hoạt động của tập tin “.htaccess” hoạt động nên ngay ở lần đầu tiên truy cập vào website sẽ nhận được thông báo yêu cầu nhấn chuột. Vì vậy, các phần mềm xâm nhập DDoS sẽ bị chặn lại ở bước click đó. 

Việc hiểu căn bản về tác hại của DoS là gì cũng như các biện pháp để khắc phục là điều cần thiết. Mong rằng những thông tin Vinahi đưa ra trên đây sẽ cải thiện quá trình thiết lập website và các truy cập web của bạn. 

Rate this post

Bài viết liên quan!