Tóm tắt về Lý thuyết kinh tế vĩ mô

Bạn đang tìm hiểu các kiến thức kinh tế vĩ mô cơ bản nhưng chưa hiểu nó là gì? Gồm những yếu tố nào, mối quan hệ giữa các yếu tố này ra sao. Hãy cùng Vinahi tóm tắt về Lý thuyết kinh tế vĩ mô dưới đây:

Kinh tế học vĩ mô bắt nguồn từ lý thuyết kinh tế chính trị. Nó kế thừa hệ thống tri thức của kinh tế chính trị. Kinh tế học vĩ mô bắt nguồn từ nỗ lực tách rời quan điểm chính trị khỏi các vấn đề kinh tế. Các nhà nghiên cứu kinh tế vĩ mô phát triển các mô hình để giải thích mối quan hệ giữa các yếu tố kinh tế như thu nhập quốc dân, sản lượng, tiêu dùng, thất nghiệp, lạm phát, tiết kiệm, đầu tư, thương mại xuyên biên giới và tài chính xuyên biên giới. Các mô hình này và các dự báo mà chúng tạo ra được các chính phủ và các công ty lớn sử dụng để giúp họ hình thành và đánh giá các chính sách kinh tế cũng như cung cấp thông tin cho các chiến lược quản trị.

Tóm tắt về lý thuyết kinh tế vĩ mô mới nhất
Tóm tắt về lý thuyết kinh tế vĩ mô mới nhất

Tóm tắt về Lý thuyết kinh tế vĩ mô

Tóm tắt về lý thuyết kinh tế vĩ mô cơ bản phải nắm rõ: Kinh tế vĩ mô là gì, hệ thống kinh tế vĩ mô, các mục tiêu và công cụ điều tiết trong kinh tế vĩ mô,..

Kinh tế vĩ mô là gì ?

Kinh tế học vĩ mô là một ngành của kinh tế học nghiên cứu cách thức hoạt động của nền kinh tế tổng thể. Phân tích kinh tế vĩ mô thường hay tập trung vào việc nghiên cứu cơ chế hoạt động của nền kinh tế, xác định các yếu tố chiến lược quy định thu nhập và sản xuất, mức sử dụng lao động, giá cả và sự biến động của chúng.

Kinh tế học vĩ mô, hay kinh tế học tầm lớn, là một phân ngành của kinh tế học nghiên cứu các đặc tính, cấu trúc và hành vi của một nền kinh tế nói chung. Kinh tế học vĩ mô và kinh tế học vi mô là hai lĩnh vực kinh tế học bao quát nhất. Trong khi kinh tế học vi mô chủ yếu nghiên cứu hành vi của các cá thể như công ty, hộ gia đình và người tiêu dùng cá nhân. Còn kinh tế học vĩ mô nghiên cứu các chỉ tiêu tổng hợp như GDP, tỷ lệ thất nghiệp và chỉ số giá cả để hiểu cách thức hoạt động của nền kinh tế nói chung.

Hệ thống kinh tế vĩ mô

P.A.Samuelson: Đầu vào, đầu ra và hộp đen kinh tế vĩ mô.

1. Đầu vào của hệ thống KTVM

Yếu tố bên ngoài: bao gồm các yếu tố có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế của một quốc gia và nằm ngoài tầm kiểm soát của chính phủ: khí hậu, chính trị, dân số, thành tựu khoa học công nghệ.

Chính sách của Chính phủ: chủ trương phát triển kinh tế, các biện pháp và chính sách điều tiết nền kinh tế: chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, chính sách thu nhập, chính sách ngoại thương.

2. Hộp đen kinh tế vĩ mô

Hai lực lượng quyết định hoạt động của hộp đen kinh tế vĩ mô là tổng cung (Aggregate Supply- AS) và tổng cầu  (Aggregate Demand- AD).

Tổng cầu: (AD)
  • Khái niệm: AD là tổng lượng hàng hóa và dịch vụ mà các tác nhân nền kinh tế có khả năng và muốn mua trong một thời kỳ nhất định, theo từng mức giá chung, mức thu nhập và các yếu tố không thay đổi khác (giá cả, thu nhập, …)
  •  Các yếu tố ảnh hưởng đến AD: 
  • Mức giá chung (Price) : P↑  thì AD↓, và P↓  thì  AD↑ 
  • Mức thu nhập (Income): Thu nhập↑  thì AD↑ 
  • Quy mô dân số (Population): quy mô dân số↑  thì AD↑ (trong phạm vi một quốc gia) (đk: P, Y = const) 
  •  Kỳ vọng (Expectation – E)
  • Đồ thị AD trong mối quan hệ với giá cả: 
Tóm tắt về lý thuyết kinh tế vĩ mô - Đồ thị AD trong mối quan hệ với giá cả
Tóm tắt về lý thuyết kinh tế vĩ mô – Đồ thị AD trong mối quan hệ với giá cả

AD là một đường dốc xuống: nếu tất cả các yếu tố khác không đổi, mức giá giảm sẽ làm tăng lượng cầu.

Tổng cung: (AS)
  • Khái niệm: AS là tổng lượng hàng hóa và dịch vụ mà các tác nhân của nền kinh tế muốn và có thể cung cấp trong một thời kỳ nhất định theo mức giá chung, mức chi phí sản xuất và giới hạn khả năng sản xuất tương ứng và các yếu tố kinh tế khác cho trước
  • Các yếu tố ảnh hưởng đến AS: 
    • Mức giá chung: P↑ thì AS↑, và P↓ thì AS↓(đk: các yếu tố khác = const) 
    • Chi phí sản xuất (P các hàng hóa đầu vào): chi phí sản xuất↑  thì AS↓ 
    • Giới hạn khả năng sản xuất (Y*- Potential Yield: sản lượng tiềm năng): Y*↑  thì  AS ↑

(Sản lượng tiềm năng (Y*) là sản lượng tối đa mà một nền kinh tế có thể đạt được trong điều kiện toàn dụng lao động và không có lạm phát.)

  • Đồ thị AS trong dài hạn là một đường thẳng đứng, cắt trục hoành tại mức sản lượng tiềm năng Y*
    Tóm tắt về lý thuyết kinh tế vĩ mô - Đồ thị AS dài hạn
    Tóm tắt về lý thuyết kinh tế vĩ mô – Đồ thị AS dài hạn
  • Đồ thị AS trong ngắn hạn: là một đường có độ dốc lên, có nghĩa là mức giá chung tăng lên có xu hướng làm tăng tổng cung hàng hóa và dịch vụ trong ngắn hạn.
Tóm tắt về lý thuyết kinh tế vĩ mô - Đồ thị AS ngắn hạn
Tóm tắt về lý thuyết kinh tế vĩ mô – Đồ thị AS ngắn hạn

3. Đầu ra của hệ thống KTVM

Các yếu tố đầu ra của nền kinh tế bao gồm: sản xuất, việc làm, giá cả, xuất nhập khẩu, … là những biến số đo lường kết quả hoạt động của hộp đen kinh tế vĩ mô trong từng thời kỳ.

Các mục tiêu và công cụ điều tiết trong kinh tế vĩ mô 

Mục tiêu điều tiết vĩ mô

Mục tiêu chung: hiệu quả, công bằng, ổn định và tăng trưởng

Mục tiêu cụ thể:

  • Sản lượng sản xuất phải đạt mức cao, bền vững và tốc độ tăng trưởng cao.
  • Tạo được ngày càng nhiều việc làm và giảm tỷ lệ thất nghiệp.
  • Giá cả ổn định, kiểm soát tỷ lệ lạm phát ở mức vừa phải.
  • Nhằm ổn định tỷ giá hối đoái, cân bằng cán cân thanh toán.

Công cụ điều tiết trong KTVM

  • Chính sách tài khóa (fiscal policy): Chính sách tài khóa điều chỉnh thu và chi của Chính phủ để hướng nền kinh tế đến mức sản xuất và việc làm mong muốn.

Công cụ: chi tiêu của Chính phủ (G) và thuế (T). 

Chi tiêu của Chính phủ (giáo dục đào tạo, an ninh quốc phòng, …): có tác động trực tiếp đến mức chi tiêu công cộng, do đó có thể tác động trực tiếp đến tổng cầu và sản lượng.. 

Thuế: làm giảm các khoản thu nhập → làm giảm chi tiêu của khu vực tư nhân → tác động đến AD và sản lượng 

  • Chính sách tiền tệ (monetary policy): nhằm tác động đến đầu tư tư nhân và hướng nền kinh tế vào mức sản lượng, việc làm mong muốn.

Công cụ: cung tiền (MS), lãi suất (i). Khi ngân hàng Trung ương ( TW) thay đổi lượng cung tiền thì lãi suất sẽ tăng hoặc giảm tác động đến đầu tư tư nhân (I), do vậy ảnh hưởng đến tổng cầu (AD) và sản lượng (Y).

Cung tiền (MS): là lượng tiền được cung ứng ra thị trường. MS ↑ thì  đầu tư của khu vực tư nhân  ↑→ sản lượng ↑ & tạo ra nhiều việc làm.

Lãi suất: là giá của việc đi vay tiền và có thể mở rộng hoặc thu hẹp đầu tư. VD: Lãi suất thấp → mở rộng đầu tư vào sản xuất. Lãi suất cao → cho vay, không khuyến khích sản xuất →  ngưng trệ trong sản xuất và phát triển kinh tế 

  • Chính sách thu nhập (incomes policy): là chính sách của chính phủ ảnh hưởng trực tiếp đến tiền lương và giá cả, với mục tiêu chính là kiểm soát lạm phát.

Công cụ: Giá cả, lương, thuế thu nhập…

  • Chính sách ngoại thương (foreign trade policy)

Mục tiêu: nhằm ổn định tỷ giá hối đoái và giữ cho thâm hụt cán cân thanh toán ở mức có thể chấp nhận được.

Biện pháp giữ cho thị trường hối đoái được cân bằng, các quy định về hàng rào thuế quan, chính sách bảo hộ mậu dịch và cả những biện pháp tài chính tiền tệ khác, có tác động vào hoạt động xuất nhập khẩu. 

Vinahi vừa chia sẻ đến bạn kiến thức tóm tắt về lý thuyết kinh tế vĩ mô chính xác nhất. Hãy cùng chúng tôi chia sẻ và giúp đỡ nhau trong học tập và làm việc nhé!

Xem thêm: